5 Lưu Ý Khi Dùng Thiết Bị Theo Dõi Bệnh Lý Tim Mạch Tại Nhà

Thứ bảy, 03/09/2022, 21:59 GMT+7

Các bệnh lý tim mạch thường gặp

Bệnh lý tim mạch xuất hiện âm thầm nhưng để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng đối với sức khỏe và tính mạng của người bệnh. Đôi khi có những triệu chứng mà người bệnh chủ quan bỏ quan sẽ gây tác động rất lớn và cần thời gian, chi phí điều trị cao. Một số bệnh lý tim mạch thường gặp đó là

Cao huyết áp (hay tăng huyết áp)

Bệnh van tim

Xơ vữa mạch máu

Nhồi máu cơ tim

Viêm cơ tim

Suy tim

Hầu hết các vấn đề về tim mạch có thể được điều trị bằng thuốc, can thiệp hay phẫu thuật sửa chữa, thay thế. Tùy vào nguyên nhân và các triệu chứng của bệnh (mệt mỏi, khó thở, đau tức ngực), bác sĩ sẽ lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp với bạn. Để phòng ngừa bệnh bạn cần giữ cho cơ thể luôn khỏe mạnh, khi mệt phải đi kiểm tra tim mạch ngay, không làm việc quá sức, không để nhiễm hóa chất. Đặc biệt, khi bị bệnh bướu cổ cường giáp cần phải điều trị triệt để.

 

5 lưu ý khi dùng thiết bị theo dõi bệnh lý tim mạch tại nhà

 

Đối với bệnh nhân mắc bệnh lý tim mạch, thông thường tại nhà thường có các thiết bị theo dõi, hỗ trợ sức khỏe, phổ biến nhất là máy đo huyết áp. Tuy nhiên không phải bệnh nhân nào cũng biết cách sử dụng và thường bỏ qua hoặc dẫn đến sai sót khi sử dụng.

 

Máy đo huyết áp

 

Thật ra, việc bệnh nhân tự theo dõi huyết áp ở nhà đã được các hiệp hội Tim mạch của Hoa Kỳ và Châu Âu rất khuyến khích. Bởi lẽ nó phản ánh huyết áp "nền" của bệnh nhân trong một khoảng thời gian dài. Các số đo này cung cấp nhiều thông tin cho Bác sĩ xem xét đánh giá hiệu quả của toa thuốc đang điều trị, nhiều hơn là chỉ dựa vào một lần đo duy nhất lúc đến khám bệnh.

Thực tế việc tự theo dõi huyết áp tại nhà đã được chứng minh là đáng tin cậy, giúp cải thiện việc tuân thủ điều trị của bệnh nhân, tăng khả năng kiểm soát huyết áp, giúp bệnh nhân hiểu biết rõ hơn về căn bệnh của mình.

Để đơn giản và chính xác, hãy ghi nhớ nguyên tắc tự đo huyết áp theo 5 lưu ý sau.

 

Những điều không nên làm khi đo huyết áp

Không được nói chuyện

Không xem tivi

Không lo lắng, hồi hộp, cần thư giãn tối đa

Không quấn băng quấn của máy đo huyết áp lên tay áo (cần xắn tay áo hoặc tốt nhất là áo thun ngắn tay/ ba lỗ)

Không ăn, uống cà phê, trà, hút thuốc lá trong vòng ba mươi (30) phút trước đó

 

Cố định

Đo một bên cánh tay cố định

Đo cùng một khung giờ cố định trong ngày (ví dụ 6 giờ hoặc 8 giờ sáng…)

Đo cùng một thể trạng sức khỏe (ví dụ sau khi thức dậy, đã vệ sinh cá nhân…)

Đo tại MỘT bên cánh tay cố định (thường đo ở tay không thuận), vào cùng MỘT khung giờ cố định trong ngày (ví dụ từ 6 đến 8 giờ sáng)

Cần nghỉ ngơi ít nhất năm phút trước khi đo. Tránh vừa mới đi lên cầu thang, hay tập thể dục, hay vừa làm công việc thể lực gì đó, là ngồi vào đo huyết áp ngay, trị số sẽ không chính xác.

 

Ghi chép

Nên có sổ theo dõi huyết áp và cho bác sĩ xem mỗi lúc tái khám.

 

Về kỹ thuật đo

Nên đo huyết áp ở tư thế ngồi trên ghế ở cạnh bàn.

Đặt cùi chỏ lên mặt bàn, xong thả lỏng cho cẳng tay nằm trên mặt bàn. Không gồng, không kê tay, không dùng tay kia để giữ cánh tay đo.

Quấn băng quấn theo đúng hướng dẫn, bấm máy đo một lần duy nhất. Ghi lại kết quả số đo vào sổ theo dõi.

 

Không nên đo thường xuyên

Trị số huyết áp phản ánh sức khỏe tim mạch của người bệnh, chỉ nên đo mỗi ngày, không nên đo nhiều lần trong ngày ở những tình trạng cơ thể khác nhau sẽ cho ra chỉ số khác nhau dễ dẫn đến tâm lý lo lắng, bất an không cần thiết.

 

Máy đo điện tim tại nhà

Máy đo điện tim tại nhà TotalECG là thiết bị đo điện tim cho phép truyền tải không dây từ bệnh nhân đến máy tính, máy tính bảng hoặc trạm y tế từ xa. Quy trình làm việc được thực hiện như sau:

Đặt điện cực và nối các chuyển đạo lên bệnh nhân

Quan sát và đánh giá chuyển đạo qua màn hình LCD đi kèm trong bộ thiết bị TotalECG.

Nhập dữ liệu bệnh nhân vào phần mềm TotalECG CardioVu

Bắt đầu đo và phân tích dữ liệu

 

 

Những lưu ý khi sử dụng thiết bị theo dõi bệnh lý tim mạch tại nhà bằng máy đo điện tim

 

Cần sử dụng sản phẩm chính hãng được phân phối bởi Hoàng Phúc Thanh

Cần được hướng dẫn sử dụng máy

Cần có Bác sĩ chuyên môn đọc và theo dõi kết quả (có thể liên hệ với bác sĩ trực tuyến thông qua các trạm y tế từ xa)

Cần lưu trữ dữ liệu bằng các phần mềm chuyên dụng mà Hoàng Phúc Thanh cung cấp

Cần đo theo lịch trình và thời gian cố định (cùng khung giờ và tình trạng thể chất của cơ thể) mỗi ngày để theo dõi chính xác bệnh 

Việc sử dụng thiết bị theo dõi bệnh lý tim mạch tại nhà là một trong những điều quan trọng để bảo vệ sức khỏe. Nếu bệnh nhân có bất kỳ các triệu chứng như: hồi hộp, ngất xỉu, có những cơn đau ngực không điển hình, khó thở, choáng, chóng mặt không rõ nguyên nhân… người bệnh nên liên hệ đến các trạm y tế từ xa hoặc các cơ sở y tế  ngay lập tức để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

 

Tài liệu tham khảo

https://www.fvhospital.com/ban-can-biet/may-do-dien-tim-holter/

http://benhvien199.vn/khi-nao-can-do-holter-dien-tam-do-gio_ckct_8466

https://www.vinmec.com/vi/tim-mach/thong-tin-suc-khoe/do-dien-tim-dien-tam-do-duoc-dung-trong-truong-hop-nao/

https://www.vinmec.com/vi/tim-mach/thong-tin-suc-khoe/chan-doan-benh-tim-mach-nho-cac-phuong-phap-kiem-tra-nhip-tim/

https://careplusvn.com/vi/5-nguyen-tac-tu-theo-doi-huyet-ap-tai-nha-cho-benh-nhan-tim-mach-don-gian-chinh-xac

https://careplusvn.com/vi/do-dien-tim-la-gi-nhung-doi-tuong-nao-nen-thuc-hien-do-dien-tim

Ý kiến của bạn