Sỏi niệu quản: Nguyên nhân, triệu chứng và phương pháp điều trị

Wednesday, 15/11/2023, 14:27 GMT+7

Sỏi niệu quản: Nguyên nhân, triệu chứng và phương pháp điều trị

4

 

Sỏi niệu quản là gì?

Sỏi niệu quản là một dạng bệnh thường gặp trong hệ tiết niệu, ảnh hưởng đến đường tiết niệu của con người. Bệnh này xuất phát từ sự tắc nghẽn do tinh thể sỏi, có thể rơi từ thận xuống hoặc hình thành tại niệu quản. Điều này gây khó khăn khi đi tiểu và đau đớn. Bài viết sẽ đề cập đến nguyên nhân, triệu chứng, và các phương pháp điều trị cho sỏi niệu quản, tập trung vào vùng từ khúc nối niệu quản bể thận đến bàng quang.

Nguyên nhân hình thành sỏi niệu quản

Hình thành sỏi niệu quản có nguồn gốc từ nhiều yếu tố khác nhau. Mất cân bằng chất lỏng và muối trong cơ thể là một nguyên nhân phổ biến, khiến cho tinh thể có thể hình thành và gắn kết thành sỏi. Yếu tố di truyền, thói quen ăn uống, môi trường, giải phẫu cơ bản, sinh hoạt ít vận động, và các bệnh lý khác nhau cũng đóng góp vào quá trình này. Việc hiểu rõ về những yếu tố này là quan trọng để phòng tránh và điều trị sỏi niệu quản hiệu quả.

Triệu chứng của sỏi niệu quản

Triệu chứng của sỏi niệu quản có thể thay đổi tùy theo kích thước và vị trí của sỏi, nhưng đối với 80% trường hợp, cơn đau quặn thận là biểu hiện phổ biến. Đau vùng thắt lưng và bụng dưới là một trong những triệu chứng chính, lan từ thắt lưng đến đùi khi sỏi di chuyển. Buồn nôn, nôn mửa, tiểu buốt, tiểu có máu và tiểu không hoàn toàn cũng là những dấu hiệu phổ biến. Sỏi niệu quản có thể gây tổn thương niệu quản, dẫn đến sự thay đổi về màu sắc và mùi của tiểu. Điều này nên được chú ý và kiểm tra để đảm bảo chẩn đoán và điều trị kịp thời.

3

Phương pháp điều trị sỏi niệu quản

Phương pháp điều trị sỏi niệu quản sẽ phụ thuộc vào kích thước và vị trí của sỏi, điều kiện trang thiết bị của cơ sở y tế, trình độ phẫu thuật viên, cũng như triệu chứng, tình trạng lâm sàng mà bệnh nhân gặp phải. Dưới đây là một số phương pháp điều trị thường được sử dụng:

  1. Điều trị nội khoa tích cực tống sỏi: Được chỉ định với những trường hợp sỏi niệu quản nhỏ (thường là dưới 7mm) và chưa gây biến chứng. Người bệnh sẽ được bác sĩ điều trị bằng cách:
    – Uống nhiều nước: Uống đủ nước trong ngày là một trong những phương pháp đơn giản và hiệu quả nhất để điều trị và ngăn ngừa sỏi niệu quản. Nước sẽ giúp làm tan chất cặn trong niệu quản và giúp lưu thông một cách tự nhiên. Lượng nước khuyến cáo là 0,4 lít / 10kg thể trọng cơ thể. Ví dụ một người 50Kg sẽ cần uống khoảng 2 lít nước / ngày, để giúp tăng cường bài niệu, tống xuất sỏi ra ngoài.
    – Thuốc giãn cơ và giảm đau: Bác sĩ có thể kê đơn thuốc giãn cơ và giảm đau để giảm triệu chứng đau và giúp sỏi di chuyển qua niệu quản một cách dễ dàng hơn. Thuốc giãn cơ và thuốc chẹn alpha (alpha-blocker) thường được sử dụng trong quá trình này.
    – Tăng cường vận động: Một số động tác như tập nhảy dây, chạy nâng cao đùi, chơi bóng… sẽ hỗ trợ giúp sỏi di chuyển tốt hơn.
  2. Điều trị ngoại khoa: Được chỉ định với những trường hợp sỏi niệu quản lớn, những trường hợp sỏi niệu quản thất bại với điều trị nội khoa hoặc những trường hợp sỏi niệu quản có biến chứng.
    – Tán sỏi ngoài cơ thể: là phương pháp không xâm lấn được sử dụng để phá vỡ sỏi thành các mảnh nhỏ hơn, giúp dễ dàng loại bỏ qua đường tiểu. Bác sĩ sẽ sử dụng một loại máy phát ra sóng xung kích để phá vỡ sỏi và tống xuất sỏi ra ngoài theo đường tiểu.
    – Nội soi tán sỏi niệu quản: Phương pháp nội soi tán sỏi niệu quản là một phương pháp hiện đại trong điều trị sỏi niệu quản, đây là phương pháp điều trị sỏi đi theo đường tự nhiên (đưa máy đi theo đường tiểu) để tiếp cận sỏi, phá vỡ sỏi, tái lập lưu thông bể thận – niệu quản – bàng quang. Đây cũng là phương pháp điều trị ngoại khoa sỏi niệu quản phổ biến nhất.
    – Nội soi sau phúc mạc lấy sỏi: Đây là phương pháp mà bác sĩ sẽ sử dụng dụng cụ phẫu thuật nội soi, thông qua 3 lỗ trocar nhỏ, bác sĩ sẽ phẫu tích và lấy ra nguyên vẹn viên sỏi.
    – Nội soi tán sỏi bằng ống mềm: Với những viên sỏi niệu quản đoạn cao, bác sĩ có thể sử dụng ống soi mềm để thực hiện tán sạch sỏi thông qua đường tự nhiên, mang lại hiệu qủa cao, sức khoẻ cho người bệnh.
    – Mổ mở lấy sỏi: Đây là phương pháp cổ xưa, hiện nay rất ít cơ sở còn thực hiện mổ mở lấy sỏi niệu quản, nó được xem như là phương án sau cùng, khi mà các phương pháp khác không thực hiện được.
  3. Điều trị bổ trợ: Ngoài các phương pháp trên, có thể áp dụng một số liệu pháp bổ trợ để giúp điều trị sỏi niệu quản. Điều này bao gồm sử dụng các thuốc y học cổ truyền, hỗ trợ bài niệu, thay đổi chế độ ăn uống, giảm tiêu thụ muối, oxalat, và thực hiện các phương pháp giảm căng thẳng như yoga hoặc kỹ thuật thở.

ThiYt_kY_chYa_co_ten_4_1

 

Ý kiến của bạn
News Focus