Khám bệnh từ xa giúp mọi người tiếp cận dịch vụ chăm sóc y tế một cách dễ dàng, tiết kiệm chi phí và thời gian chờ đợi hơn rất nhiều so với phương thức khám bệnh truyền thống. Theo đó, một số nền tảng và thiết bị y tế đã ra đời nhằm phục vụ cho nhu cầu khám, chữa bệnh tại nhà ngày nay.
Ngày 03/06/2020, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 749/QĐ-TTg phê duyệt chương trình chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030. Trong đó, Y tế là lĩnh vực cần ưu tiên hàng đầu với hoạt động chính như: “Nền tảng hỗ trợ khám, chữa bệnh từ xa được phát triển nhằm giúp người dân được khám và điều trị tại nhà mà không cần đến các cơ sở y tế, hạn chế tiếp xúc đông người, giảm nguy cơ lây nhiễm chéo; 100% các cơ sở y tế có bộ phận khám chữa bệnh từ xa, thúc đẩy chuyển đổi số ngành y tế”.[1]
Tuy nhiên, không phải bệnh lý nào cũng phù hợp với dịch vụ tư vấn khám và chữa bệnh từ xa. Tùy tình trạng bệnh mà lựa chọn hình thức thăm khám phù hợp.
Đa số bệnh lý đều có thể được chẩn đoán và điều trị từ xa mà không cần đến cơ sở y tế/ bệnh viện. Đặc biệt, đối với những bệnh nhân ở xa, già yếu, đi lại khó khăn, cần tái khám sau khi phẫu thuật hoặc có bệnh mãn tính, đều nên sử dụng hình thức khám bệnh từ xa này.
Một số bệnh lý phổ thông cần thực hiện chăm sóc sức khoẻ từ xa như [2]:
- Rối loạn tâm thần, mất ngủ
- Da liễu
- Bệnh lý về thần kinh, cơ xương khớp, cột sống, tim mạch, tiêu hoá, tai mũi họng, nhi, sản, nam khoa,...
Trong trường hợp, bác sĩ nhận thấy tình trạng bệnh nhân không phù hợp với hình thức khám bệnh từ xa sẽ chỉ định bệnh nhân đến khám trực tiếp tại các trạm y tế từ xa hoặc cơ sở y tế gần nhất có gầy đủ trang thiết bị.
Điều mà các bệnh nhân luôn cân nhắc trước khi điều trị là: Liệu các phương thức điều trị từ xa có đảm bảo an toàn và bảo mật riêng tư không?
Câu trả lời là có! Các bệnh viện, cơ sở y tế, phòng khám, nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe nếu muốn lưu trữ và chuyển tiếp hồ sơ bệnh án buộc phải tuân theo các tiêu chuẩn bảo vệ thông tin y tế của bệnh nhân theo quy tắc HIPAA. Bởi HIPAA quy định bệnh nhân có quyền đối với các thông tin sức khỏe của mình và khi nào thì các thông tin này được chia sẻ. Đạo luật cũng yêu cầu các bác sĩ, dược sĩ và các nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe khác giải thích quyền lợi của người bệnh và cách thông tin sức khỏe của bệnh nhân có thể được sử dụng hoặc chia sẻ.
Tương tự như vậy, máy móc thiết bị cũng phải vượt qua những kiểm định nghiêm ngặt của FDA Hoa Kỳ, từ đó được sự tin tưởng của mọi người trên thế giới, đặc biệt là có sự góp mặt của Nhà Trắng và Bộ Cựu Chiến Binh Hoa Kỳ. Nhưng, vậy để chất lượng khám bệnh được chuẩn xác thì bạn cần chuẩn bị:
- Chuẩn bị nơi có kết nối tín hiệu wifi mạnh. [3]
- Trình bày rõ ràng, đầy đủ, chính xác các triệu chứng, bệnh sử (nếu có). [3]
- Chuẩn bị những câu hỏi để tương tác với bác sĩ. [3]
Vậy có những giải pháp đến từ phần mềm và thiết bị y tế từ xa nào mà bạn nên sở hữu? Đừng bỏ lỡ thông tin quan trọng bên dưới nhé!
Nhờ vào xu hướng công nghệ 4.0, mà ngành y tế dần chuyển mình thành hình thức thăm khám từ xa. Các thiết bị dần trở nên nhỏ gọn, dễ dàng mang theo khi di chuyển. Hơn nữa, chúng có thể kết nối trực tiếp với các phần mềm nhằm hiển thị trực quan các hình ảnh, video thực tế từ bệnh nhân đến bác sĩ. Cụ thể:
Là ứng dụng cho phép bệnh nhân khám bệnh nhân kết nối trực tiếp với bác sĩ theo thời gian thực và lưu trữ dữ liệu trên PACS. Thêm vào đó, phần mềm này có thể kết nối với các thiết bị y tế giúp chia sẻ dữ liệu một cách dễ dàng.
Tương ứng với từng loại bệnh lý sẽ có giải pháp thiết bị bao gồm:
Totalexam 3: Giải pháp camera được thiết kế nhỏ gọn với phần đầu soi gập góc để tiếp cận nhiều vị trí. Đem lại chất lượng hình ảnh vượt trội đến với bác sĩ.
TotalExam Lite: Thiết bị camera có phần đầu soi phân cực kép và có bộ phụ kiện đi kèm bao gồm đè lưỡi và đầu phân cực để soi da.
Totalexam 3 (như trên)
Fundus Camera: Là thiết bị chụp ảnh đáy mắt cầm tay không cần dùng thuốc giãn đồng tử. Nhờ sử dụng công nghệ hồng ngoại IR, LED, hình ảnh được truyền tải đến bác sĩ một cách chân thực và rõ nét nhất.
Totalexam 3 (như trên)
TotalExam Lite: Bộ camera gọn nhẹ lấy nét tự động dành cho nội soi tai.
Tất cả các giải pháp trên đều được sản xuất bởi GlobalMed và được phân phối độc quyền tại Việt Nam thông qua nhà cung cấp HOPT - Hoàng Phúc Thanh. Hiện nay, HOPT được biết đến không chỉ có hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực y tế, mà còn là địa chỉ tin cậy cho bệnh nhân khi mua những thiết bị y tế từ xa cũng như những giải pháp phần mềm. Vì chúng đã đạt được giấy chứng nhận chất lượng FDA Hoa Kỳ, ISO và chứng nhận bảo mật HIPAA nên đã và đang được Nhà Trắng tin dùng.
Nếu bạn còn đang băn khoăn với các bệnh lý trên có nên khám bệnh từ xa hay không thì chúng tôi sẽ liệt kê 3 lý do bạn nên thực hiện khám tai mũi họng từ xa trong phần tiếp theo. Những thông tin bổ ích sẽ được cập nhật liên tục, theo dõi website của chúng tôi để tìm hiểu thêm nhé!
Tài liệu từ internet:
Thông tin báo chí lễ khánh thành kết nối 1.000 bệnh viện khám, chữa bệnh từ xa (2020). https://kcb.vn/thong-tin-bao-chi-le-khanh-thanh-ket-noi-1-000-benh-vien-kham-chua-benh-tu-xa.html
Khám bệnh từ xa: Chọn bác sĩ giỏi - tiết kiệm chi phí - an toàn tại nhà (2021). https://www.hoanmydanang.com/kham-benh-tu-xa-chon-bac-si-gioi-tiet-kiem-chi-phi-an-toan-tai-nha.html
Dịch vụ y tế từ xa là gì? https://www.fvhospital.com/ban-can-biet/dich-vu-y-te-tu-xa-la-gi/